Tuesday, August 27, 2019

NHƯ THỬ LỜI NGUYỆN ƯỚC - LH Huỳnh Ngọc Thương


( Bài thơ điên viết cho ta )
Có phải thu nên nhìn đâu cũng pha sắc úa
Mà hồn nhiên tím tái một buổi chiều
Phố Bolsa buồn không lên nốt nhạc
Áo dầm sương mùa Bạch Lộ trắng khung trời

Hồn vô định biến ta thành cơn gió
Lòng thèm nghe khúc hát tự đầu môi
Bao yêu dấu tặng người câu luyến nhớ
Ta mơ hồ nghe nỗi chết ngập ngừng trôi

Lời em nguyện sao nghe mà lệ ứa :
Dẫu tàn hơi vẫn nuôi dưỡng tình nầy
Dẫu muộn màng sẽ đợi mãi không nguôi
Cho ấm mãi cuộc tình lên khúc hát

Khi cánh cửa thiên đàng em chợt hé
Là dịu êm đến tận cỏi trời nào
Nhịp phách gõ cho tiếng đàn cháy bõng
Tình lên ngôi thần thánh tựa chiêm bao

Em cất tiếng hoan ca ngày hẹn hò mật ước
Có vì sao cúi xuống thật gần
Thiên thể rạng ngời
khúc hát của tình nhân
Bài ca đó ngân cao dâng người dấu ái

Giờ lạc lõng ta mây trời xấu số
Trôi về đâu cũng chạm mối tương tư
Em ảo hoá nên tình thành mộng mị
Giữa muôn trùng rơi rụng trái từ ly

Khi địa ngục mở toang màu ám khói
Ta lang thang khắp các nẽo u hồn
Ôm trái sầu rao giãng cửa thiên môn
Mặc Thượng Đế cợt đùa ta điên dại

Đã ngập hồn đau những tháng ngày tàn lụi
Vạc dầu sôi không nấu chảy buồn nầy
Gió đổi chiều như dao nhọn quanh đây
Bao xác lá bấy nhiêu lời tan vỡ

Lời em nguyện yêu người đã biến thành cọc nhọn
Như sóng mê cuồng xô đuỗi ta xa khơi
Ai dập tắt niềm vui của đốm lửa bên trời
Cho ta gởi cơn mộng buồn về đáy mộ

Khơi ánh lửa ta soi ta tận mặt
Mắt môi khô loài dã thú qua đây
Em có nghe sắc chiều nhuộm men cay
Có tiếng hú máu bầm loang khúc hát

Ta ngồi lại phố nầy nghe tư bề gió loạn
Cơn rét từ tâm leo lét ngọn sao Hôm
Khô giọt rượu gió hanh hao rồi cũng lụn
Gọi trăm năm cho tha thiết một ngày

LH. Huỳnh Ngọc Thương
Viết từ phố Bolsa
AUGUST 22-2019

RỒI MAI EM ĐI - LH Huỳnh Ngọc Thương

(viết lại bài thơ lạc mất)
Ta hát cho ta lời giã biệt
Nghe như kinh sám buổi chiều hôm
Sợi chùng tơ liễu muôn trùng sóng
Thôi thế chào nhau tiếng tạ từ

Đã biết không còn mong gặp lại
Lệ nào khóc tiễn*buổi chia ly
Sao nghe sầu oán từng cung bậc
Lặng lẻ người đi đá nhớ gì

Thôi cứ mây Tần quy hướng Tây
Ta không khóc nửa cách chia nầy
Cứ mặc ngựa Hồ theo gió Bắc
Nhủ lòng như thử một cơn say

Ta tuởng tình xanh mãi tóc xanh
Lòng nào bôi xoá hết cho đành
Sao đem sương phủ*màu trăng úa
Một sớm mây chiều tan quá nhanh

Thôi nhé buồn xưa theo lối xưa
Lòng như sông lạnh nói sao vừa
Tình ta trăng rọi đường mây trắng
Một phút chia lìa đau mấy canh

Ta sợ cung đàn đêm nguyệt lạnh
Nghe lòng sóng vỗ điệu vô thanh
Chừng như tiền kiếp bày ma trận
Tình cũng phôi phai chốn địa đàng

Thôi hãy về đi mộng đã thay
Về nghe chuông réo chuyện trả vay
Vẫy tay một cuộc trăng tròn khuyết
Đời cũng vô thường như bóng mây

LH. Huỳnh Ngọc Thương
Viết từ Phố Bolsa
AUGUS. 24-2019

N H Ớ - LH Huỳnh Ngọc Thương

Nắng Bolsa
Không giống nắng Sàigòn
Không có những cơn mưa chiều bất chợt
Nên trời buồn làm nhớ những cơn giông
Khi lòng buồn em có nhớ gì không
Sao mắt em ướt và tóc em ướt

Anh ở đây
Chỉ một trời phượng tím
Không phượng hồng phượng đỏ như Sài Gòn
Quán xá thưa người đông thêm nổi nhớ
Nhớ Sài Gòn anh chỉ nhớ em thôi
Sao tay em lạnh và môi em lạnh

Ngày độ lượng
Cho anh lòng nồng ấm
Bóng chiều pha sắc tím nhớ mênh mông
Nhớ bờ vai như đất khuyết một giòng sông
Môi em ngọt anh thèm mùi hoa bưởi
Sao em khóc và tóc em lại rối

Ngày trở gió
Gió Santa Wind nóng hỗi
Làm cho anh thêm nhớ gió Sài Gòn
Đi một chốc bỗng thấy mình lạc lõng
Quen vô cùng mà chẳng thấy ai thân
Bởi phố dài nên phố cũng không đông

Anh nhớ lắm
Những cơn mưa tháng sáu
Nhớ vòng tay và giọng nói em ngoan
Nhớ thật nhiều hờn dỗi* lẫn thương ghen
Nơi đất khách nhớ hoài em tháng sáu
Bởi vì đâu mà mưa nắng bất kỳ

Ngày tắt lịm
Đêm dài thêm nỗi* nhớ
Phố Bolsa ướt đẫm một tình quê
Đi loanh quanh không kiếm đuợc chỗ ngồi
Phố bỗng chật khi nỗi*buồn thì quá lớn
Em có cùng anh thức trọn đêm này

Thức một đêm
Anh cảm tạ một đêm
Trời đứng gió hay lòng anh đứng gió
Khép nửa đời hoang hoải cuộc rong chơi
Cầu cho mưa hay giông bảo qua đời
Em còn lại một chút gì hương phấn

Anh sẽ chúc
Xin em đừng từ tạ
Tháng ngày xa gói lại những hương thừa
Trời tháng sáu mưa như về thật ngắn
Giông hạ rồi hãy thương khó đời nhau
Những ân tình theo gió cuốn về mau

LH. Huỳnh Ngọc Thương
( bài được bằng hữu lưu)
Viết lại từ phố Bolsa-California
AUGUST 26-2019

K H I ........H Ế T - LH Huỳnh Ngọc Thương

K H I ........H Ế T
Khi một đời sắp hết
Tôi nhìn chân dung tôi
Hình như thiếu nụ cười
Có gì lạnh trên môi

Khi cuộc tình chấm hết
Tôi nhìn bức tường vôi
Còn gì ghi trên đó
Ngoài hai chữ đãi bôi

Khi dòng sông cạn hết
Sỏi đá nằm chen nhau
Bờ vai sao lạnh quá
Bóng đời tôi không màu

Khi màn đêm sắp hết
Tôi chờ đón bình minh
Em giờ xa xôi lắm
Ảm đạm cả cuộc tình

Khi ngày đi qua hết
Chẳng còn lại được gì
Tôi như người thua bạc
Nâng niu lòng sân si

Khi tình em đã hết
Ai đánh cắp nụ cười
Tím khô lời biển hát
Ngọn triều lên đắng môi

Khi niềm vui cũng hết
Tôi nhìn em chân dung
Mắt môi cười thiếu phụ
Trên ngày tháng ruỗi rong

Khi hạ tàn thu hết
Tôi đứng làm chi đây
Quay chào tôi mặt lạ
Ngày buồn đã trùng vây

Khi niềm đau tan hết
Tôi đánh giá cuộc đời
Không còn gì để lại
Ngoài di chúc nụ cười

Khi Phật cũng đã hết
Tôi về quy y em
Khối tình còn nguyên vẹn
Xin đặt lên biển đêm

LH. Huỳnh Ngọc Thương
Viết từ Phố Bolsa, California
Trọng thu
AUGUS 26-2019

Wednesday, December 17, 2014

GỞI NGƯỜI TÌNH XA




Anh ở bên nầy, Cali trời nắng
Phố không đông nên vắng áo ai bay
Mưa rất hiếm nên thèm mùa Cốc Vũ
tháng ngày qua, nhớ lắm một bờ vai

Anh ở bên nầy , mùa đông sắp tới
lạnh ngoài trời, len lén buốt tâm can
một mình buồn , lại ước một thành hai
uống giọng nói ai ngồi bên rất Huế

Anh cũng biết bước ai đi bên nớ
buồn chi không , tắt nắng bóng chiều rơi
mưa vì ai , mà ướt mái hiên ngồi
mây lụa trắng che ngang trời thương nhớ

Lổi hẹn Huế, thu sang mùa Bạch Lộ
anh chưa về , trời Huế có buồn không
tách cà phê có ấm ngón tay cầm
nếu vẫn lạnh gọi giùm anh tách nữa

Mai mốt nhé , trời thương người viễn xứ
anh gom mây , gom hết cả mong chờ
gom thêm nắng cho tình sông bỠ ngỠ
cho thẹn thùng hai đứa ấm bàn tay ...
Huỳnh Ngọc Thương

Tuesday, December 2, 2014

Thơ HUỲNH NGỌC THƯƠNG


Từ Hoài Tấn - Huỳnh Ngọc Thương


Bàì thơ ngày về



Thu Phân, là thịt da người
là đêm sao lạnh, là ngôi nguyệt mờ
tóc ai Sương Giáng đôi bờ
cho anh lay động. tay chờ gió đưa
ai về Hàn Lộ ướt mưa
đôi môi rét mướt, sao chưa trao lời
mắt ai giấu hết mây trôi
để anh quên mất tháng mười Lập Đông .


Gởi người tình xa

Mây tháng tám bay ngang trời tháng tám
thu chưa tàn mà đông đã chớm sang
cho bên nay, nổi nhớ dựng hai hàng
trời chưa lạnh sao nghe mùa buốt giá

Em có biết ta ngập hồn trăng trở
thuyền đi xa là thuyền đã mong về
mắt cùng nhìn chung, bóng xế sao khuya
em có gởi như ta niềm thương nhớ

Lá rơi mải cho thu tàn tháng lở
sao đông chờ chưa đến một lần vui
ngày lại ngày sao vẫn mãi xa xôi
nơi xứ lạ một mình ta rong ruỗi

Trời tháng mấy mà mưa chùng sợi nhỏ
mưa bên nay, rất giống ở quê nhà
sao bây giờ thèm quá một sân ga
cho ta biết mình chưa hề xa ngái...


Em ở đâu,có nghe mùa réo gọi
Ngày vực sâu , tím ngắt cỏi đi về

nơi  khách địa , mím cười xua dấu lệ

đời chênh vênh , lành lạnh buổi đầu đông


Ta giờ đây , hoài niệm một giòng sông

trôi chảy mãi những bến bờ xa thẳm

em thoáng hiện như tinh cầu dĩ vãng

chở hoài mong đi mất... để ta chờ.


Ngày còn đó liêu xiêu đời bóng xế

thương vô cùng khúc hát buổi chia xa

men rượu cay không ấm lối ta về

nghe hiu quạnh  vây quanh trời xứ lạ


Em còn đó , hay hồn ta mộng mị

khúc vô thường vổ mải sóng âm vang

đông chưa tàn sao bổng thấy xuân sang

trời chợt âm hay lòng ta đang ấm.




BIẾT MẦN RĂNG 

( Trả lời thư người bạn ở Huế )

Ôi chao thơ Huế răng mà khéo
cho bên ni , bên nớ nao lòng
cho bâng khuâng về một buổi chiều đông
mình lặng ngắm mây trời trong mắt Huế
giận bờ tre
giận con đường rẻ
khuất chưa tề
răng không nói câu chi
tay để mô
mà tà áo không che
tui muốn nắm
mà tay không cho gặp
tui bước tới
răng mà lui thật gấp
sợ chi mô
có ai chộ mô nà
mai mốt về
nhớ đừng rứa nửa nghe !


TRỜI HUẾ NHƯ MUỐN LẬP ĐÔNG 

( trả lời thư của Huế )

Thu Phân là thịt da trời
là đêm sao lạnh , là ngôi nguyệt mờ
tóc ai Sương Giáng đôi bờ
cho anh lay động , tay chờ gió đưa
ai về Hàn Lộ ướt mưa
để môi rét mướt, sao chưa trao lời
mắt ai giấu hết mây trời
cho anh quên hết tháng mười Lập Đông .


GỞI NGƯỜI TÌNH XA 

 ( trả lời thư ở Huế )

Anh ở bên nầy, Cali trời nắng
Phố không đông nên vắng áo ai bay
Mưa rất hiếm nên thèm mùa Cốc Vũ
tháng ngày qua, nhớ lắm một bờ vai

Anh ở bên nầy , mùa đông sắp tới
lạnh ngoài trời, len lén buốt tâm can
một mình buồn , lại ước một thành hai
uống giọng nói ai ngồi bên rất Huế

Anh cũng biết bước ai đi bên nớ
buồn chi không , tắt nắng bóng chiều rơi
mưa vì ai , mà ướt mái hiên ngồi
mây lụa trắng che ngang trời thương nhớ

Lổi hẹn Huế, thu sang mùa Bạch Lộ
anh chưa về , trời Huế có buồn không
tách cà phê có ấm ngón tay cầm
nếu vẫn lạnh gọi giùm anh tách nữa

Mai mốt nhé , trời thương người viễn xứ
anh gom mây , gom hết cả mong chờ
gom thêm nắng cho tình sông bở ngở
cho thẹn thùng hai đứa ấm bàn tay ...



LỤC BÁT  CÕI THIÊNG



em từ đại độn bước ra

rong chơi tám quẻ mở tòa âm dương



mây đoài bay mất từ phương

để ta nẻo chấn tơ vương cõi người



thiên nhai mấy khúc không lời

ta ôm địa trục một trời vô thanh



mai sau  nhật nguyệt tịnh minh

còn ai thức giấc gởi tình về hoa



trắng đêm sương cỏ nhạt nhòa

tận hư không ấy , vỡ òa linh thiêng





TRANG ĐIỂM
em về mặc áo tình hoa
khép trang kinh khổ giữa tòa thiên can
tô son cho thắm bẻ bàng
vẻ cong riềm mắt làm sang nét ngài
tay xưa chuốt ngón trang đài
môi ơi hãy nở nụ cười tịch nhiên




bài thơ họa

ta ơi, độc hoạt bên đời
phù vân thục địa một trời nhớ thương

cỏi nào thơm nức trầm hương
hồn say viễn chí, lạ  thường chiêm bao

mẫu đơn rơi lạc phương nao
ai đem ô dước nhuộm màu mắt em

chao ơi thược dược cũng thèm
vạn niên thanh cũng kém màu thiên thu

đất trời hỏi ngọn địa du
thiên kim bất hoán lu bù một thân




HUỲNH NGỌC THƯƠNG

Ngày buồn Westminster

Thơ Huỳnh Ngọc Thương

bolsa  phố dài
nắng không muốn tắt
để lòng vắng ngắt
bóng đổ chiều phai
mắt nâu mấy người

em xa thuở nào
vàng sân cỏ úa
ta về ngơ ngẩn
bước chân thật gần
đời vọng về đâu

lắng tiếng kinh cầu
hòa trong nhịp thở
dáng người muôn thuở
ta nhớ ơn sâu
gối chăn nhiệm mầu

cỏ hoa trước ngỏ
ủ tiếng ai cười
bao giờ có được
tiếng người ngày xưa
chìm theo mấy mùa

chênh vênh tháng ngày
lá rụng chiều nay
buồn lên mấy phố
xa em từ độ
gió bỏ đường mây...
 

HUỲNH NGỌC THƯƠNG

Người Đi

Ba mươi chín năm sau biến cố 30.4, mời các bạn đọc bài thơ đầy tâm tư của người lính cũ ...

Người đi để áo khinh cừu lạnh
Rủ nếp hào hoa buổi thị thành
Mây nước sông hồ đành khép lại
Đầu trần chân đất đón tương lai

Đừng giận nhé em , Bình Long đất lửa
những ngày pháo dội kín như mưa
Trong Dòng tu nữ, giờ kinh nguyện
Lời hứa không tròn , giữ đất xưa

Người đi như chớp giăng đầu núi
Một sớm lưu đày bỏ cuộc vui
Trăng treo đầu gió hờn thiên cổ
Suối cũng buồn lây nước cạn khô

Đừng trách nhé em , Cổ Thành mùa hạ
Chỉ thấy bom rơi không thấy phố thấy nhà
Em bé mồ côi nhìn người ra trận
Giữa hoang tàn bên xác mẹ xác cha

Người đi ngày ấy , Người đi biệt
Con sáo sang sông kêu thảm thiết
Mười năm đừng nói ngày tương ngộ
Quê nhà xa lắc mấy nương ngô

Ai về cho gởi hồn năm cũ
Xin lỗi Cao Nguyên trận địa buồn
thăm từng nấm mộ vùi vô chủ
Sứ mạng chưa tròn , ngập oán than

Người đi , ừ nhỉ , lần sau cuối
Món nợ tang bồng trả lại thôi
Soi gương để ngắm mình nhan sắc
Tóc nhuốm thời gian , đã bạc rồi

Thôi nhé đoạn trường ai hát mãi
Bài ca di hận phục  giang san
Một thuở sang Tần , thanh kiếm gãy
cũng đành sự nghiệp máu xương tan

Người đi bỏ hết thương và nhớ
quảy gánh quan hà nặng mấy mươi
Non nước u buồn , chừ, cúi mặt
vui chi men rượu ở quê người

Một chút tình , em mua sách vở
gởi về Đất Khổ tặng người dân
Nơi đây cũng nắng mưa tầm tả
Nhưng nỗi ưu tư sẽ vợi dần

Người đi áo trận còn loang máu
Xin để làm tin đáp tạ đời
Một mai chí lớn còn ai đó
Hãy nhớ rằng xưa vẫn có người.....

30.4.2014

Tuesday, September 9, 2014

Mạn Đàm Phong Thủy trong Lịch Sữ Việt Nam

 Lôi Hổ Huỳnh Ngọc Thương trong đêm Vùng Trời Biên Giới
Kính thưa chư Quân Tử, cùng các quý thân chủ mà tôi đã từng vinh dự phục vụ suốt 32 năm qua. Những chuyện kể sau đây tuy không được ghi chép trong chính sử, nhưng qua các thời kỳ, nó đã được lưu truyền trong ký ức của các danh gia Phong Thủy qua những thời đại và lưu truyền cho đến hôm nay kẻ hèn nầy xin mạo muội chép lại để quý vị thưỡng lãm và tự hào về những tài hoa của các vị tiền bối Phong Thủy của nước Nam ta.

Chuyện kể rằng,
Từ Đời HÙNG VƯƠNG thứ 5, Ngài tinh thông thiên tượng và Dịa lý, Đoán biết được sau 3,000 năm, Đất nước VĂN LANG sẽ diệt vong, nên đã ra sức dùng thuật Phong Thủy trấn giữ các trọng địa của Bách Việt suốt từ chân núi Ngũ Lĩnh giáp vùng Tứ Xuyên cho đến đất Phong Châu và Cữu Chân, tiếp giáp đất nước Hồ Tôn (Chiêm Thành) Nên Họ Hồng Bàng truyền ngôi được 88 đời, thay vì 18 đời như các sách sử đã chép sai.
Đến năm 210 trước Tây Lịch, THỤC AN DƯƠNG VƯƠNG nỗi lên và Vua HÙNG thứ 88 đã nhường ngôi vua cho THỤC ĐẾ, để tỏ lòng biết ơn và trân trọng với một giòng họ Khai Quốc, An Dương Vương lập nên nhà nước ÂU LẠC, đã cho lập đền thờ ở Phú Thọ và lưu truyền cho đến ngày nay. Từ đó trên đỉnh núi luôn có mây mưa vần vũ bốn mùa, không khí u linh trầm mặc, và thường rất linh hiển. Các vị vua đời sau mỗi khi đất nước có giặc, thường lên đỉnh núi cúng tế trước khi xuất quân, và thường được các điều ứng nghiệm để thắng giặc.

Năm 216, Tần Thủy Hoàng gồm thâu lục quốc, đã sai Đại tướng  ĐỒ THƯ đem quân xuống đánh phương Nam, Thần Kim Quy là vật tổ của Bách Việt, đã hiện lên cho móng và chỉ cách làm cung tên, Thượng tướng CAO NỔ nhân đó mà làm ra liên châu tiển, dánh tan 20 vạn quân giết tướng nhà TẦN là ĐỒ THƯ, giữ yên nền độc lập cho đất nước ÂU LẠC. Đời sau quân Nam Hán, Lưu Bị, quân sư Khổng Minh phỏng theo phương pháp mà làm ra nỏ Liên châu, đánh quân Tư Mã Ý nhiều trận xiểng liểng.

Năm 40 sau Tây Lịch, Tướng soái ĐÀO KỲ của Hai Bà TRƯNG, trong cuộc khởi nghĩa đánh chiếm vùng Quãng  Đông, Quãng Tây đến thành Phiên Ngung cũng nhờ có nỏ liên châu mà dành được thắng lợi, giúp hai Bà TRƯNG chiếm được 65 thành, dành độc lập cho Nam Việt từ vùng Ngũ Lĩnh đến tận Cửu Chân. cai trị trong 3 năm liền suốt vùng đất Hoa Nam ra tới biển Nam Hải, xuống Hải Phòng, vào tận Thanh Nghệ Tỉnh.
Sau khi dẹp xong loạn phương Bắc, Mã Viện là tướng nhà Đông Hán đem 50 vạn quân đánh thắng Hai Bà Trưng, gần 160 vị nữ tướng đã tuẩn tiết trong đó có các vị lừng danh như Bà Phật Nguyệt, Bà Thánh Thiên, Bà Bát Nàn, Bà Lý thị Thanh, Bà Lê Chân, Nàng Xuân và vợ chồng Nguyên soái Đào Kỳ (phõng theo tài liệu của Yên Sơn Cư Sĩ Trần Đại Sĩ)

Mã Viện sau khi thu phục Giao Châu, đã gom hết trống  Đồng của Bách Việt (một số khác đem về Tàu) đem đúc thành cột đồng tru, tượng trưng cho Sinh Vật Thể nam rôi tìm đến ĐỒNG  ĐĂNG ở Lạng Sơn, chọn cuộc đất núi non có hình PHƯỢNG VŨ mà cắm xuống, chỗ trũng  tượng trưng cho Sinh Thưc Thể nữ với mục đích là YỂM TUYỆT KHÔNG CHO ĐỜI SAU TẠI NƯỚC NAM TA XUẤT HIỆN HÀNG NỮ LƯU ANH THƯ XUẤT CHÚNG, lại phao ngôn <Đồng Trụ Chiết, Giao Chỉ Diệt> nghĩa là cột đồng gãy thì nước Giao Chỉ bị tiêu diệt.. Từ đó dân ta cứ ném đất vào cho đến nay không còn biết vị trí thực tế nằm ở chỗ nào để phá thế..

Mục đích thâm độc của Mã Viện là cắt đứt cách truyền tin của quân  dân Nam Việt qua phương tiện trống đồng, còn mục đích khác độc hại hơn nữa là làm cho đời sau không còn các nữ tướng anh hùng.. Tuy nhiên đó chỉ là cách thô thiển của Mã Viện, Vua HÙNG thứ 5 đã tiên liệu cho đời sau nên đã chọn thế đất THIỀM THỪ QUÁ HẢI trên một hòn đão nhỏ giữa ĐỘNG ĐÌNH HỒ mà trấn ngự trước, nên dân chúng vùng quanh hồ đêm đêm thỉnh thoãng vẫn nghe tiếng ngâm thơ của giọng người nữ mà lưu truyền là của Bà Lý Thị Thanh, còn di tích của nền cổ miếu thờ phụng Ba, cũng là vị nữ tướng của Hai Bà Trưng. Thế cho nên 260 năm sau lại vẫn xuất hiện Bà TRIỆU TRINH NƯƠNG cởi voi ra trận chiến đấu chống giặc NGÔ mong cởi bỏ xích xiềng nô lệ của quân Tàu. Tuy sự nghiệp không thành nhưng cũng làm cho bọn xâm lược Phương Bắc kinh hồn tán đởm..

Nhân gẫm chuyện xưa tích cũ mà xấu hổ giùm cho đám con cháu Hồ Chí Minh, đường đường là Nam Tử mà đem thân cúi lòn giặc cướp nước, dâng đất dâng biển cho giặc Tàu để đổi lấy quyền độc tôn cai tri đất nước, lại còn tàn hại hơn cả bọn ngoại quốc. Nhục lắm thay.

May thay ĐỨC LẠC LONG QUÂN đã di mệnh cho vua HÙNG VƯƠNG đầy đủ trí tuệ,đã tiềm phục sẵn che chắn hầu hết các thế Đất Phong Thủy phát Minh Quân, Khi đó thì một phần đất đai gần biển ở đồng bằng sông HỒNG chưa hình thành, nhưng thế LONG MÃ HÀ ĐỒ của cuộc đất giữa đồng bằng sông Hồng và sông ĐÀ đã hiện hình KIM LONG, mà NÚI TẢN VIÊN là đầu rồng gọi là NGŨ SẮC KỲ LONG, dòng sông ĐÀ GIANG từ cao nguyên YÊN BÁI chảy về bao quanh một vòng rồi đão ngược lên phương Bắc tạo thành thế Râu Rồng  sẵn sàng, nghênh dón và ngăn chận các thế lực từ phương Bắc.

Cao Biền đã đến tận Núi BA VÌ sai quân đào 99 lỗ huyệt chung quanh chân NÚ INGỌC HOA (đặt theo tên của công chúa Vua Hùng là vợ của Thần Tản Viên) Nhưng khi vừa  đào xong thì Thần TẢN VIÊN đã xuất hiện hóa phép làm sấm sét cho sập đổ hết, chỉ còn lại Mạch nước có hình Sinh Thực Thể Nử bằng đá

hiện nay thuộc Làng Ngọc Hoa còn nước chảy trong mát quanh năm. Và địa thế bản đồ Việt Nam bây  giờ phải  đợi đến gần 3 ngàn năm sau kể từ đời Hồng Bàng mới nổi lên toàn phần đến Mủi Cà Mâu với Giòng CỬU LONG GIANG tạo thành Thế CỬU VỸ HÀ ĐỒ, mà Thăng Long có Núi Tản Viên làm dầu rồng, Sài Gòn có đuôi rồng là 9 nhánh sông Cửu Long đổ ra biển.
Năm 865 Vua nhà ĐƯỜNG sai CAO BIỀN là tướng tài kiêm văn vỏ đem quân đánh bại giặc Nam Chiếu, rồi phong cho làm Giao Châu Tiết Độ Sứ. Lợi dụng những lúc rãnh rổi, Cao Biền thường cới diều vải bay đi quan sát địa thế phong thủy đất Giao Châu, và đã ra tay yểm triệt trên 3,000 vị trí Long Mạch phát vương, Khi đến đất ĐƯỜNG LÂM đã cho đào đất chung quanh vùng nầy và yểm đất long mạch, nhưng khi Cao Biền rút đi thì có một vị lão nhân cao thủ tên là  ĐINH LA  THẮNG  đã nhờ một bà lão hàng nước trông một cây Hạnh lên lõ huyệt mà Cao Biền đã trấn yễm, nhờ đó mà vẫn có các cuộc khởi nghĩa của LÝ BÔN, của MAI HẮC ĐẾ, của BỐ CÁI ĐẠI VƯƠNG PHÙNG HƯNG, nỗi lên suốt vùng đất Sơn Tây và đến năm 938 NGÔ QUYỀN đã đại phá quân Nam Hán với trận Bạch Đằng lần thứ nhất, dựng nền đôc lập cho nước Đại Việt.. Rồi Vua ĐINH TIÊN HOÀNG, cho đến LÊ HOÀNG  phá TỐNG bình CHIÊM và đến thời LÝ THÁI TỔ có LÝ THƯỜNG KIỆT xuất chúng đánh Nam dẹp Bắc, vua ta nhà LÝ lại tiếp tục xưng ĐẾ đối đầu với nhà Hán, Đường, Tống, Nguyên, Thanh, cho tận bây giờ,Thế đất Cửu Cửu thập đại sơn tại Ninh Bình (nơi chôn phần mộ các vua nhà LÝ) đã tạo phúc cho con cháu Nhà LÝ đã có công tu nhân tích đức, con trai út của hoàng tử Lý Long Tường ở lại Đài Loan, hậu duệ là Lý Quang Diệu chạy sang SINGAPORE mà làm vua một cỏi trên bán đảo Mã Lai tách rời sau khi dành dược dành  độc lập từ Vương Triều Anh Quốc .. Hậu duệ LÝ THỪA VÃNG cũng làm Tổng Thống Hàn Quốc, đó là nhờ tổ tiên đã tích đức rất dày vậy.

Thế đất của dãy Trường Sơn với các cuộc long gọi là LONG HỒI THỦ chạy ra biển đã tạo nhiều vùng linh địa đã được TỨ THẦN BẤT TỬ bảo hộ nên nhờ đó mà cụ Trạng TRÌNH NGUYỄN BINH KHIÊM chỉ giáo cho CHúa NGUYỄN an cư lạc nghiệp, mỡ mang bờ cỏi nước nhà đến tận Mũi Cà Mâu, như vậy cũng phải đợi trên ngàn năm đất nước Việt Nam mới hoàn chỉnh thành hình KIM LONG RỒNG VÀNG. Nếu tính về thế đất thành LONG BIÊN mà địa thế Hồ Tây được
 Cao Biền ví như con mắt rồng và tìm cách triệt phá, nhưng khi lập đàn để phá thế thì bị Thần Tản Viên xuất hiện hóa thành sấm sét phá nát đàn tràng của Cao Biền trên sông Tô Lịch. Nhờ vậy mà đất Thăng Long sau nầy trở thành thế Long Mã Hà Đồ,Và Đế Đô Thăng Long với thế Rồng Vàng đã thành Kinh Đô muôn đời của Nam Việt còn đất Sài Gòn xưa do con cháu Mặc Cửu là Mạc Thiên Tích mời thầy địa lý về và sau khi quan sát tướng địa, đã chọn vùng Chợ Lớn để định cư người Hoa Kiều. Lấy cảng Khánh Hội là miệng cá, đường Hàm Nghi và Trần Hưng Đạo là cuốn họng và ruột, Chợ Lớn là bụng cá chép, hình thành thế đất KIM ĐẦU LÝ NGƯ, nghĩa là Cá chép đầu vàng. Nhưng sau 1975 mất Miền Nam và chính quyền Cọng Sãn cho xây hầm ngầm Thủ Thiêm đã phá cách quý địa nầy, Bây giờ còn định làm thêm hệ thống đường tàu điện ngầm sợ rồi đây Long Mạch bị phá cách, đất Tây Đô Cần Thơ sẽ thành thủ phủ chính trị của Miền Nam Việt Nam.
Lại nói về cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khi nhắc nhở cho Nguyễn Hoàng thế đất Hoành Sơn có thể dung thân lâu dài, là cụ Trạng đã nhìn thấy con rồng Việt Nam đã hình thành đến tận Cà Mâu, cơ trời đã tạo nên người anh kiệt mở nước về Phương Nam mà đoạt lấy Long Mạch của đất Cửu Long Tranh Châu, hoàn thành cục diện toàn cỏi nước NAM vào Đại Thế KIM LONG CỬU VỸ là Rồng Vàng chín Đuôi. Bọn Tàu Cọng cũng biết điều nầy nên chúng cố tình yểm trợ Camphuchia quấy phá nước ta, đòi lại các phần đất vùng Thất Sơn, là viên đá đè lên chín đuôi rồng, thì phần đuôi sẽ quẩy mạnh gây tao loạn cho đất nước.
Một vấn đề cần quan tâm là 9 cửa sông Cửu Long đổ ra biển hiện chỉ còn 8 cửa, chính quyền đương thời Cọng Sãn phải mau chóng đào vét mới phục hồi được tư thế tự cường của dân tộc .
Trên đây đã lược trình thế cục biến cải đất nước suốt 2 ngàn năm, Hãy nhìn lại Thế đất Quy Nhơn Bình Định, cách xa 40 cây số là đến Tỉnh Lộ 9 đọan đường dẫn đến hai ngôi làng xuất xứ của thế lực TÂY SƠN là làng Phú Lạc hướng Bắc, làng Phú Phong hướng Nam cùng về hữu ngạn Sông CÔN, phía tả ngạn là làng Bình Thành, chính nơi đây đã khởi phát cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ, đã lợi dụng lòng tin của dân chúng và người thượng, mưu cắm thanh gươm trên Núi Đá Nham, chờ lúc sấm sét xuất hiện, đã kêu gọi dân quân lên núi xem trời ban gươm báu  cho quân Tây Sơn, coi Nguyễn Nhạc là minh chúa đương thời, Ba anh em đã tận dụng sự suy yếu của dòng chúa Trịnh Nguyễn mà khởi binh, phía Nam thu phục Gia Dịnh và Hà Tiên, đại thắng quân Xiêm La (Thái Lan bây giờ) phía Bắc đánh đuổi 30 vạn quân Tôn Sĩ Nghị, Nguyễn Huệ một tay quyét sạch Lê, Trịnh , Nguyễn , thừa thắng đòi vua Càn Long nhà Thanh trả lại đất Lưỡng Quãng cho Nam Việt đã xứng đáng là Đấng Quân Vương kiêu dũng độc nhất vô nhị với ý chí phục hồi giang san Tổ Quốc Đại Việt. bằng trận thắng vẻ vang năm Đinh Dậu 1789.

Nhưng đạo làm tướng, đã gây nhiều sát nghiệp, tuổi thọ chỉ đến 41 là tận số, để lại vô vàng hối tiết cho hậu thế con cháu ngàn đời. Cái chết của đáng Quân Vương lổi lạc cũng làm cho sử sách tốn không biết bao nhiêu giấy mực vẫn chưa tìm ra được đáp an thỏa đáng, ta hãy nhớ lại khi Tôn sĩ Nghị đưa tiền quân sang Nam Việt , thì Càng Long cho vị vương thân là Phúc Khang An đem hậu quân tiếp ứng đàng sau. Khi họ Tôn bại trận tháo chạy bỏ cả ấn tín, thì quân Tây Sơn thừa thắng muốn tiến đánh luôn đạo hậu binh của Phúc Khang An, nhưng vua Quang Trung đã nới lõng vòng vây không cho Đô Đốc Long và Đô Đốc Tuyết hành động, Ngài đã gởi thư khuên Khang An bải binh, và đồng thời đòi đất Lưỡng Quãng phải trả lại cho nước ta mà thôi, Khang An về Tàu đem sự tình tâu lại cho Càng Long, vua Thanh đồng ý trả đất, nhưng sự việc đã không như dự tính, 3 năm sau Ngài đã băng hà.

Do bệnh thương hàn tái phát? do Ngọc Hân mưu sát thân phu để trả hận cho nhà Lê? Sau đây là những bí mật tiềm ẩn do Phong Thủy tạo thành:
Phúc Khang An coi như mình được tha không bị tấn công, đã ngầm mang ơn Quang Trung Hoàng Đế, tâu vua Càng Long hãy chấp thuận yêu sách của Vua Nước Nam. Nhưng Càng Long là tay xảo quyệt, một mẳt chấp thuận nhưng bên trong thì tìm cách kéo dài việc thực hiện cam kết. một mặt cho thầy địa lý tài giỏi vào tận Quy nhơn thuyết phục Nguyễn Nhạc. Lợi dụng sự bất hòa của ba anh em nhà Tây Sơn, bày chuyện cho đào dòng sông ĐÁ HÀN chảy ngang qua làng Phú Phong để giao tiếp với sông Côn thì Nguyễn Huệ sẽ thần phục Nguyễn Nhạc. Nhạc cho đó là tâm nguyện của mình nên sai quân đào sông cho gấp, sau 3 năm một hôm đoạn sông nầy do lũ quyét rộng và sâu hơn đã làm cho màu nước đỏ như máu. Dân gian cho đó là đầu của long mạch nhà Tây Sơn bị chăt đầu, vua Quang Trung đột ngột qua đời, đến năm Canh Tý thì Tây Sơn bị Nguyễn Anh Gia Long tiêu diệt. ứng với điêm Long Mạch nhà Tây Sơn bị tận diệt  ứng câu Bạo Phát Bạo Tàn.

Năm 1975 Miền Nam bị mất ào tay Cọng Sãn Bắc Việt, Lãnh tụ đương thời là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, đất xuất xứ của Tổng Thống  Nguyễn Văn Thiệu làng Tri Thủy, tỉnh Phan Rang ai cũng biết, Trước đó 3 tháng, trên đỉnh núi Dài có ngôi chùa nằm kế cận là một mõm đá chĩa ngược lên trời mà dân trong vùng gọi là  hòn đá Dao, đối diện với hòn đá Dao là một đỉnh núi phía tây có hình thù kỳ dị như mặt Quỹ sứ.

Một ngày trời nắng chang chang bỗng có luồng sét ngũ sắt đánh xuống hòn đá Dao bể làm 2 mãnh, văng qua khỏi mái chùa và rơi xuống mé con đường dẫn ra Quốc Lộ 1. Từ đó thế lực quân sự Miền Nam suy yếu nhanh chóng, và tới tháng 3 năm 1975 thì trong núi từng đàn sâu bọ lúc nhúc bò ra hướng biển, 3 tuần lể sau Phan Rang, mặt trận tiền phương  bị thất thủ, tiếp đến là mặt trận Long Khánh tan rã, kéo theo sự sụp đổ mau chóng của toàn Miền Nam. Như vậy lưỡi Dao chống Ma Quỹ Cọng Sãn đã không còn nhận chìm cả dân tộc vào thời kỳ suy nhược nhục nhã chưa từng thấy trong lịch sử vong quốc.
Thưa chư vị quân tử, vì bài viết chỉ trong một ngày để gởi đăng cho kịp Đặc San NKT kỳ Đại Hội 11, nếu có gì sơ suất và thiếu sót người viết xin nhận lổi để sữa sai.

Kính bút
Chuyên gia Phong Thủy
Huỳnh Ngọc Thương
Dịa chỉ Email : rungxuasoa@gmail.com
Cell phone : 714 - 452 - 4372

Wednesday, March 19, 2014

Noi va Lam / Loi Ho Nguyen Cao Vy



Người đưng trước microphone Tr/Úy HY râu, người đang khom khom (không phải ngồi) là Tr/Úy Nguyễn Cao Vỹ


Chỉ một lời nói hoặc một lời hứa đôi khi cũng làm ta nhớ  đến ai đó.
Tôi muốn nhắc đến Trung Úy Nguyễn cao Vỹ và Đại Úy Đoàn kim Tuấn.
Tôi là một Dân Sự Chiến Đấu (CIDG) và là thông ngôn (interprete) Tiếng Tây đọc nghe giống như “anh nói phét”. Tôi làm việc cho Trung Tá Snell (người da màu, cao nghệu) CO của FOB#1 Phú Bài.

 Công việc văn phòng rất nhàn nhã nhưng bị bó chân quanh quẩn lâu ngày trong trại khiến tôi ngán ngẩm, tôi xin qua làm việc cho Chỉ huy trưởng Tiền Doanh 1 lúc ấy là Đại Úy Đoàn kim Tuấn (Tuấn con) .
Là người miền Nam, ông ăn nói từ tốn, thích dùng câu chữ bóng bảy dạy đời.
Dáng người mảnh dẻ, đi đứng khoan thai, ông thích hợp trên bục giảng. Thật khó tin khi nghe ông từ TĐ 1/ SĐ Dù phái qua.
Những ngày Chủ Nhật, ông thường ra Huế chơi.
Tôi được ông tin cẩn nhưng không được ông ưa.
Có lẽ vì tôi có họ hàng xa với Trung úy Phạm văn Hy (Hy râu) Chỉ huy Phó của ông.
Ông ghét Hy râu vì là “thằng bắc kỳ”. Tôi bị lây.
Là một Đại úy trẻ, đẹp trai nên nhiều em mê nhưng ông là người chung thủy với vợ.
Ông quen cô Thu, người đẹp ngõ Nam Long (cầu Bạch Hổ đi thẳng qua).
Cô để tóc thề, nhỏ nhắn , chúm chím luôn miệng “anh Tuẩn..anh Tuẩn”.. chân nhảy chim sáo mỗi khi  ông đến . Một hôm ông ngủ lại nhà cô, trên giường chỉ có hai người. Sáng dậy, cô vẫn nhí nhảnh. Qua nét thơ ngây, tôi biết …ông yêu nàng như yêu một bức tranh đẹp. Chính ông cũng thú nhận như vậy. Platonique !
Còn một tháng nữa là Tết Mậu Thân.
Nhớ bạn bè, tôi lên gặp ông và xin đặt cọc được về phép Tết 07 ngày. Ông nói : “Được , tôi hứa với chú !” Lòng vui rộn rã  tôi viết thư báo tin cho bạn bè : Tết này tao sẽ về.
Ôi  Saigon, dancing Tự Do với các em Minh Sơn, Thu Hương, Thanh Thúy “tàu”, Thu “lai”.. Olympia với Kiều Chinh, Bích Ly . Mỹ Phụng với các em Trang, Thủy và cả đám bạn bè Quý lỏi, Triển, Tuấn hô, Chính đang chờ đợi.
Còn mươi ngày là Tết. Tôi chỉnh tề, chắc mẩm, lên gặp ông Tuấn để lấy phép. Thật không ngờ, tôi bị ông từ chối một cách lạnh lùng: “Không đi đâu cả, ở lại trại !” Một chén nước lạnh hắt vào mặt .
Cảm xúc khó diễn tả, nghẹn ngào, uất ức, ngỡ ngàng.
Vâng, thưa  Đại Úy ! Nghèn nghẹn trong cổ , tôi nghiêm chào và thất vọng ra về.
Những cây mai (trồng dọc bên Trung Tâm Huấn Luyện Đống Đa) có hoa lác đác nở. Tôi kéo cao cổ áo Field Jacket cho bớt lạnh, rút điếu Pall Mall ra đốt. Bật quẹt Zippo đến mấy lần mà cũng không cháy…gió cuối Đông quái ác cả với tôi. Vò nát điếu thuốc, tôi về phòng buông mình xuống giường chán nản.
Chỉ ít ngày nữa là giỗ ông Táo…
Tôi nghĩ đến lời hứa của ông Tuấn. Tại sao ông làm vậy ? Hay ông giận vì có lần đến thăm nhà ông, gặp vợ ông tôi buột miệng: Chào chị Thu …
Không lẽ ??
……………………………………………………………………………………
Tết Mậu Thân , Tiền Doanh 1 Phú Bài.

Ầm …ầm ..ầm …Chíu chíu..Ùng Oàng…
Việt Cộng pháo kích lung tung, vô tội vạ, bừa bãi không có mục tiêu rõ rệt !
Toàn trại được lệnh bỏ sam, ra ngoài vành đai tuyến phòng thủ.
Đêm đó, trại lãnh mấy quả nhưng chưa biết chỗ nào. Hỏa châu đầy trời, đại bác ì ầm, súng nhỏ ròn nổ gần xa.
Đang nằm căng mắt nhìn qua lỗ châu mai trong hầm trú ẩn tôi nghe lao xao và có tiếng gọi: Chung đâu ? George đâu ?
(George là tên mà người Mỹ gọi tôi khi cần giúp.) Tiếng gọi vẫn ý ới xen lẫn tiếng súng đại liên nổ ròn xa xa và tiếng ì ầm của pháo binh ta và hỏa tiển địch rơi vãi. Nhìn về phía Huế, những ánh lửa chớp sáng liên hồi.
Nhìn ra, tôi thấy Trung Úy Vỹ, Toán trưởng toán đặc biệt Lê Lợi (tất cả toán viên đều là ARVN, không có BKQ, đi công tác toàn xử dụng AK47) đang cùng đi với Trung Tá Snell. Tôi trèo lên, nghiêm chào . Hỏa châu lốp bốp nở sáng trên trời,  tôi thấy ông Snell lêu nghêu, đen bóng tương phản với ông Vỹ nhỏ con, trắng trẻo trông rất thư sinh mà tôi mắc cười.
Phong phanh trong chiếc áo nhái (áo lót của QĐ Hoa Kỳ) màu rêu,vai choàng khẩu AK47, ông Vỹ ngắn gọn : “ Cả hai ông Trưởng, Phó đều đi phép và kẹt lại Saigon, tôi là sĩ quan VN cao cấp nhất còn lại, Trung Tá Snell lên kế hoạch cho trại, do đó tôi cần thông dịch viên.”
Tôi không gần ông Vỹ nhiều như các ông Tuấn, Hy. Ngày ông về trại, tôi nhớ ông đã gặp chuyện với ông Hy. Ông ở bên BĐQ chuyển qua, đến trình diện ông Tuấn. Hôm ấy có mặt ông Hy. Ngỡ là đồng cấp Trung Úy, ông Vỹ sôi nổi anh anh tôi tôi với ông HY (thật ra ông Vỹ chỉ muốn chân tình, mộc mạc với đồng cấp . Ong Vỹ có tính cách chân chất,  mộc mạc đáng quý của người Nam bộ ) Nhưng ông Hy  nghiêm mặt thẳng thừng: Trung Úy phải gọi tôi là Trung Úy và dạ, thưa cho đúng mực vì tôi là Trung Úy Chỉ Huy Phó ..hiểu chưa ? . Ông Vỹ choáng váng, sượng sùng : Vâng, thưa Trung Úy !
Quả thật, ông Hy quá đáng. Cũ hù mới . Ông Tuấn hòa dịu nhẹ nhàng : Thôi đi ! Tôi bảo thôi đấy…
Từ hôm ấy tôi đâm ghét ông Hy và mến ông Vỹ. Ông vui vẻ, thẳng thắn chẳng khác  ông Trung Úy Lê Minh (Minh đen) vậy. Nghe ông Vỹ kể chuyện, bất cứ chuyện gì cũng thấy sôi nổi, ngay cả chuyện cái áo lạnh màu xanh, trắng mà người nhà của ông từ Canada gửi qua, ông cũng sôi nổi về những kỷ niệm với người gửi chứ đừng nói chi đến chuyện ông kể lại những chuyến đụng độ trong rừng. Ông hào phóng với nụ cười , do đó mọi người đều mến ông nhất là khi ông cười có thấp thoáng chiếc răng niền vàng. Tôi thấy lạ với ông Trung Úy BĐQ trắng trẻo, roi roi người có dáng thư sinh mà lại nhập qua đơn vị Lôi Hổ này. Tôi thầm nghĩ , ở nhà chắc công tử này ẻo lả lắm. Tôi lầm !!! Lầm to !
Vói tay lấy cây CAR15 , tôi bước ra theo ông Snell và ông Vỹ. Cao lêu nghêu nhưng nhanh nhẹn, ông Snell nhảy qua những giao thông hào dễ dàng. Nhỏ gọn như thư sinh nhưng ông Vỹ chẳng thua kém, ông cũng phóng qua hào, băng băng trên nóc những hầm trú ẩn. Còn tôi chậm rãi theo sau. Đến những nơi thấy không vừa ý, ông Snell trao đổi với ông Vỹ… tôi dịch lại và ông Vỹ ôn tồn nhưng sắc nét với anh em BKQ: “ Trần thấp và mỏng quá, các anh phải đắp thêm bao cát “.. Các anh nên thế này… thế khác.. Có lúc ông Vỹ dừng lại truyện trò với các anh em BKQ sau đó bước nhanh theo Trung Tá Snell và đề nghị cấp thêm nhu cầu mà anh em BKQ muốn. Tôi cảm mến vị sĩ quan trẻ này. Những ngày này ông lăng xăng khắp nơi trong doanh trại, tìm hiểu, dặn dò . Vì cắm trại 100%, không mua được đồ tươi sống, phải ăn toàn đồ hộp  nên ông cẩn thận dặn dò Trung sĩ Tốn, người phụ trách nhà ăn của Toán nên thế này, phải thế khác. Tôi phát mệt với sự chu đáo của ông . Vì mọi nhận định của ông tôi đều phải dịch lại với ông Snell và ngược lại. Tôi cũng không được nghỉ nhiều.. Mệt chẳng kém
Những ngày Tết không có Tết này, Phú Bài lạnh cóng. Đang co ro trong hầm với chiếc Poncho linen màu hoa dù, mắt căng ra qua màn đêm bỗng nghe tiếng gọi: Chung đâu ? George đâu ? Tiếng ông Vỹ từ xa. Nản quá, lại có chuyện nữa.. Tôi miễn cưỡng: Thưa Trung úy, tôi đây… Tiếng hỏa châu lốp bốp nổ trên trời, qua ánh sáng nhá nhem tôi thấy Trung úy Vỹ sôi nổi: Lẹ lên !..Chung , có chuyện cần xong lần này tôi thưởng cho cậu.. tôi nghĩ đến lời hứa của ông Tuấn , tôi hỏi lại:  Có quà ư ? Trung úy hứa nhé ? ra Huế ngủ đò hén? Ông nghiêm mặt : Tôi chỉ nói sẽ thưởng, nhưng tôi không hứa . Đi mau theo tôi… Đến nơi, té ra chẳng có gì quan trọng.. vài anh em BKQ ở đại đội trấn gần cổng trại vì quá lạnh, họ tháo phá những tấm lát giường để đốt sưởi ấm, HSQ an ninh trưc trại người Mỹ không hiểu nên có chuyện. Trung úy Vỹ kịp đến và tôi giúp ông giải thích.
Ông Vỹ luôn lăng xăng đây đó giải quyết việc trong trại những ngày vắng Chỉ huy trưởng, thiếu Chỉ huy phó. Lời ông nói, việc ông làm ông đều được ông thực hiện trọn vẹn. Tôi quý ông Vỹ và nhanh chóng quên chuyện ông đã nói gì ..


 Mấy ngày sau, ông Hy từ Sàigòn ra . Ông Hy cho đào một hầm CP (command post) đặt máy truyền tin để báo cáo về Sở Liên Lạc. Hạ sỹ Thương và một HSQ nữa (không nhớ tên) hằng đêm ngồi quay máy truyền tin đầu bò. Lúc ấy, ông Hy, ông Vỹ, Trung sỹ Vang, Trung sỹ Phồn và tôi cùng chơi Phé sát phạt nhau. Ngoài kia , đêm đen lạnh giá..trong hầm chúng tôi vẫn ồn ào tố Phé nhau. Ông Hy có cái máy AKAI cầm đi chuộc lại mấy lần trong đêm. Tình chiến hữu luôn đằm thắm… ông Vỹ lâu lâu bỏ ra ngoài đi vòng quanh trại thăm hỏi, truyện trò, phì phèo thuốc lá cùng anh em BKQ.
Mấy ngày sau ông Tuấn mới từ Saigon ra.
Chẳng có gì lớn lao sau đó, trừ một việc khiến tôi buồn. Tất cả các sam trong trại đều nguyên vẹn trừ sam của các Toán cháy đen vì trúng hỏa tiễn của VC. Không còn gì ngoài nên xi măng và những tấm tôn xạm khói. Tôi nhớ như in về những lá thư, những bức ảnh của Vân, người tôi yêu, lần cuối cùng đọc xong tôi cất trong ngăn kéo trên cùng của bàn làm việc. Giờ đây trên nền hoang tàn, chẳng tăm tích gì còn lại.
………………………………………………………………………………

Mọi việc dần trở lại bình thường khi VC bị đánh lui, Huế được tái chiếm. Người vui vì được trở về nhà, người buồn khóc thương cho người thân bị VC sát hại. Nhưng Huế tang thương quá, Huế điêu tàn đến buốt ruột. Bao nhiêu gia đình bị mất mát người thân. Cửa nhà nát tan. Nhà thờ, đình chùa cũng thế. Đạn bom đã cướp đi mọi thứ.  Huế điêu tàn. Trong trai có nhiều nhân viên dân chính bị VC lại tận nhà sát hại. Hình như gia đình bên vợ của Đại úy Tống hồ Huấn cũng không tránh khỏi. Tất cả chỉ biết ngậm ngùi xẻ chia, nhìn nhau ái ngại. Biết nói gì !
Một hôm, Trung úy Vỹ từ Saigon ra, gọi tôi đến và nói: Quà của Chung đây ! Ngạc nhiên đến ngớ người. Tôi nhìn tờ giấy dàu vàng cuộn tròn và cái hộp vuông bé xíu như hộp quẹt. Ông nhắc: Mở ra đi ! Tôi nhíu mày chầm chậm mở tờ giấy: Anh Dũng Bội Tinh ngôi sao đồng. Tên họ đầy đủ của tôi.. bên tay kia là cái hộp nhỏ đựng mề đai . “ Tôi có làm gì xứng đáng ?” “Có đấy” Tôi nhận quà từ tay ông Vỹ lòng nhiều cảm xúc.
Tôi thấy ngượng nhưng không thể nào từ chối ông Vỹ. Tôi rất trang trọng nhưng không bao giờ đeo mề đay ấy. Trong thẳm sâu, tôi thấy ngượng nhưng tôi hiểu ông Vỹ muốn gửi gấm gì ở tôi. Tôi nhớ lại lới ông: Tôi nói chứ tôi không hứa .
Chuyện nọ lại xọ chuyện kia. Lời ông Tuấn hứa và lời ông Vỹ nói.
Cám ơn Đại úy Tuấn và cám ơn Trung úy Vỹ.
Nếu ông Tuấn không hứa thì lời nói của ông Vỹ cũng chả có ý nghĩa là bao.
Nếu ông Tuấn giữ lời hứa thì tôi không có dịp để hiểu biết về ông Vỹ.
Lời hứa của người ngồi bàn giấy
Lời nói của người xông trận


Tiền Doanh một chuyển trại về CCN/Đà nẵng. Chiến đoàn trưởng Trung Tá Nguyễn Tuấn Minh. Trại nằm dưới chân núi Non Nước, sát bờ biển .
Tôi làm việc dịch thuật huy chương dưới quyền Đại úy Trần lưu Huân sau lên Thiếu Tá. Ông Hy lên Đại úy và làm bên Ủy Ban Hỗn Hợp Quân Sự Bốn Bên
Ông Vỹ lên Đại úy và làm bên phòng Hành Quân ở TOC nhà đen. Ông Tuấn về Sở lên Thiếu Tá
Tôi và ông Vỹ vẫn thăm hỏi nhau, có lần uống bia nữa. Thi thảng thôi !
Ong Hy ở xa về có tặng tôi một bê rê đỏ hiệu Plein Ciel (mũ đúc của Pháp).
Một tối, đang hát hò trong đám có cả ông Hy, bỗng nghe tin ông Vỹ bay Covey, máy bay  trúng đạn địch rơi tan xác.
Căn phòng bỗng lặng. Mọi người nhìn nhau không nói.
Ông Hy buông cuốn tập nhạc sững sờ. Tôi ngưng đàn, cổ họng khô đắng.
Chúng tôi ai nấy về sam của mình. Lòng trĩu nặng tôi ngoái nhìn ông Hy. Có giọt nước long lanh nơi khóe mắt của ông râu. Ai bảo Lôi Hổ không biết khóc ? Sóng biển vỗ bờ nghe như tiếng gào..



“Tôi nói chứ tôi không hứa”…Nhớ lại lời ông Vỹ .
Hai động từ Nói và Hứa không liên quan với nhau nhưng với tôi chúng mang nhiều cảm xúc mỗi khi phải dùng tới.
Nguyện xin linh hồn cố Thiếu Tá NGUYỄN CAO VỸ yên ả trên cõi vĩnh hằng.


Ở bên VN này, mỗi khi đi ngang qua Sở cũ, tấm bảng viết Trại NGUYỄN CAO VỸ không còn nữa, nhưng chúng tôi những người biết anh thì không bao giờ quên anh được. 

Lần đầu tiên kể về một chuyện trong đời Lôi Hổ .